Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và chỉ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, có thể thấy tràn lan các dịch vụ làm chứng minh nhân dân giả và được báo chí nhắc đến rất nhiều. Vậy theo quy định, làm chứng minh nhân dân giả có bị xử lý hình sự? Làm chứng minh nhân dân giả bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi làm chứng minh nhân dân giả là bao nhiêu năm tù? Bài viết sau sẽ trả lời chi tiết các câu hỏi trên. Hãy cùng tham khảo nhé.
Khái niệm chứng minh nhân dân
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc. Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…
Khi có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đổi chứng minh nhân dân vì có sự thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang một tỉnh, thành phố khác sẽ có 02 số đầu của chứng minh là mã tỉnh, thành phố nơi cấp nên số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi theo.
Ai có thẩm quyền cấp chứng minh nhân dân?
Những cơ quan sau đây có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, cụ thể:
- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi toàn quốc.
- Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi của địa phương theo chỉ đạo và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Làm chứng minh nhân dân giả có bị xử lý hình sự?
Hành vi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sử dụng chứng minh nhân dân, căn cước công dân giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi.
Hành vi làm giả Chứng minh nhân dân có thể bị cấu thành tội danh sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, làm chứng minh nhân dân giả là hành vi phạm pháp luật. Và hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Hơn thế, hành vi này có thể bị cấu thành tội danh sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khác theo quy định pháp luật hình sự. Bạn có thể đối mặt với hình phạt tù từ 2 – 7 năm tuỳ theo mức độ vi phạm.
Làm chứng minh nhân dân giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Chứng minh nhân dân giả là thẻ chứng minh nhân dân được làm giống như chứng minh nhân dân nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng trình tự, thủ tục.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng Chứng minh thư giả là có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Cụ thể như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy Chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp sử dụng giấy chứng minh nhân dân giả thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, bị tịch thu giấy chứng minh nhân giả.
Câu hỏi thường gặp
Người mua chứng minh nhân dân giả có bị phạt không?
Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
Theo quy định trên, nếu chưa đến mức xử lý hình sự, cả người mua và bán Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân giả đều có thể bị phạt hành chính từ 04 – 06 triệu đồng.
Làm chứng minh nhân dân giả bị có đi tù không?
Làm chứng minh nhân dân giả là hành vi phạm pháp luật. Và hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Hơn thế, hành vi này có thể bị cấu thành tội danh sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khác theo quy định pháp luật hình sự. Bạn có thể đối mặt với hình phạt tù từ 2 – 7 năm tuỳ theo mức độ vi phạm.
Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi làm chứng minh nhân dân giả là bao nhiêu năm tù?
Nặng nhất, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Bài viết là tất cả những thông tin về hành vi làm chứng minh nhân dân giả bị phạt bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ không làm giả bất kì loại giấy tờ tùy thân nào.