Kim loại quý là gì?
Kim loại quý là một thuật ngữ để phân loại các kim loại được coi là hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao.Giá trị của những loại kim loại quý này được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như độ hiếm, sử dụng trong các quy trình công nghiệp và làm phương tiện trong giao dịch, đầu tư.
Các kim loại quý phổ biến nhất với các nhà đầu tư là vàng, bạch kim và bạc. Kim loại quý được sử dụng trong các quy trình công nghiệp như iridium, và palladium được sử dụng trong các ứng dụng điện tử và hóa học.
Tại sao nên giao dịch kim loại?
Vẻ đẹp bên ngoài và sự quý hiếm của các kim loại quý thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Hiện nay, vàng là một trong những kim loại quý được sử dụng phổ biến nhất để là trang sức, tích luỹ của cải hay phương tiện trao đổi. Đồng thời vàng cũng chính là vật có thể chống lại lạm phát bởi tính ổn định của chúng.
Đầu tư vào vàng, bạc và bạch kim có thể được thực hiện thông qua việc mua thỏi hoặc đồng xu .Hiện nay, việc thực hiện các giao dịch giá của kim loại trực tuyến là cách thuận tiện nhất để tham gia vào thị trường.
Điều gì tác động tới giá của kim loại?
Vàng (XAU/USD)
- Giá vàng thường được niêm yết với đô la Mỹ, có nghĩa là bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức mạnh của USD đều ảnh hưởng đến vàng.
- Vàng được sử dụng để làm đồ trang sức và nhiều nền văn hóa sử dụng vàng để tích trữ của cải. Nên vào những mùa lễ hội hoặc mùa cưới ở một số quốc gia nhu cầu sử dụng vàng tăng cao.
- Giá vàng thường tăng khi các nhà đầu tư không tin tưởng vào các tài sản có tính rủi ro cao. Điều này có thể xuất phát từ các vấn đề địa chính trị, doanh nghiệp lớn phá sản hoặc lo ngại về lạm phát, lãi suất, tăng trưởng toàn cầu hoặc định giá vốn chủ sở hữu… Giá vàng thường giảm khi những lo ngại này giảm bớt.
- Cuối cùng, là một nhà giao vàng, bạn sẽ cần phải nhận thức được các vấn đề mà ngành khai thác vàng phải đối mặt. Mỗi mỏ có một chi phí nhất định để sản xuất một ounce vàng và nếu giá thị trường giảm xuống dưới giá đó, mỏ sẽ thường ngừng hoạt động. Điều này làm giảm nguồn cung vàng nói chung và cuối cùng dẫn đến giá cao hơn.
Bạc (XAG/USD)
Bạc là kim loại quý phổ biến nhất thứ hai, nhưng giá của nó có xu hướng biến động hơn giá vàng do được sử dụng rộng rãi làm kim loại công nghiệp cho các thiết bị điện, pin, sản phẩm y tế và nhiều hơn nữa.
Bạch kim (XPT/USD)
Vì bạch kim hiếm hơn rất nhiều so với vàng hay bạc nên giá của bạch kim có thể cao hơn. Nhu cầu về bạch kim có xu hướng tăng khi doanh số bán ô tô tăng, bởi vì kim loại này được sử dụng để sản xuất chất xúc tác. Với việc có nhiều yếu tố tác động tới giá, bạch kim có xu hướng biến động nhiều nhất trong số các kim loại quý.
Làm thế nào để giao dịch kim loại quý trực tuyến?
Có rất nhiều tài liệu trên các website để giúp bạn tìm hiểu thêm về việc trở thành một nhà giao dịch kim loại quý. Tuy nhiên, cách tốt nhất để học là mở một tài khoản demo hoặc trực tiếp và bắt đầu theo dõi hành động giá và tin tức xung quanh thị trường các kim loại này. Một khi bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể thực hiện giao dịch đầu tiên của bạn.
Tại ATOM Markets có những bài viết phân tích, hướng dẫn và tài khoản demo để bạn có thể học tập và giao dịch tốt hơn.