Mẫu bảng cân đối kế toán để báo cáo tài chính tổng quát về giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Những số liệu được đưa vào mẫu bảng cân đối kế toán là số liệu thật, chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Việc dùng mẫu bảng cân đối kế toán đã không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp bởi lẽ nó tiết lộ nhiều vấn đề cốt lõi và tình hình hoạt động thậm chí cả nguồn lực tài chính và các vấn đề liên quan. Vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về mẫu bảng cân đối kế toán nhé.
Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC là báo cáo tài chính tổng quát về giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Những số liệu được đưa vào mẫu bảng cân đối kế toán là số liệu thật, chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Do đó chỉ cần dựa vào mẫu bảng cân đối kế toán là có thể biết được toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung bảng cân đối kế toán mà bạn nên biết?
Theo quy tắc cân đối ( tổng tài sản = tổng nguồn vốn ) bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần : phần tài sản và phần nguồn vốn. Khi làm trên mẫu bảng cân đối kế toán hãy lưu ý nhé.
Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
– Đối với tài sản
- Về mặt pháp lý: phản ánh toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo tài chính và tài sản này hoàn toàn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
- Về mặt kinh tế: thể hiện tất cả tài sản dưới mọi hình thức vật chất hoặc phi vật chất : vốn bằng tiền, cơ sở vật chất máy móc ( chi phí cố định ), các khoản thu,…
– Đối với nguồn vốn
- Về mặt pháp lý: cho biết nguồn hình thành tài sản cho doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Từ đó phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản nợ.
- Về mặt kinh tế: phản ánh thực tế nguồn vốn được huy động, đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá được tiềm lực tài chính và khả năng rủi ro về tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Cơ sở thiết lập bảng cân đối kế toán
Cơ sở thiết lập mẫu bảng cân đối kế toán được lập lên dựa vào:
- Căn cứ vào báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của năm trước
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán và bảng tổng hợp chi tiết các vấn đề liên quan
Đối với mỗi doanh nghiệp vào những thời điểm khác nhau sẽ có tiềm lực vốn và tài sản lưu động khác nhau. Do đó bằng việc quan sát bảng cân đối kế toán các nhà hoạch định có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các kế hoạch phát triển hữu ích.
Việc cân đối kế toán là công việc rất khó khăn với kế toán vì ngoài cân đối ra kế toán viên cần phải làm cho nó hợp lý. Vì vậy hãy sử dụng dịch vụ kế toán của Kế toán Đại Tín chúng tôi để chúng tôi giúp bạn nhé.
Mẫu B01 – DN mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán áp dụng cho các công ty hoạt động liên tục. Mẫu bảng cân đối kế toán này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
Đơn vị báo cáo:…………………. | Mẫu số B 01 – DN |
Địa chỉ:…………………………. | (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTCNgày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm …(1)
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Đơn vị tính:………….
TÀI SẢN | Mã
số |
Thuyết minh | Số cuối năm (3) | Sốđầu năm
(3) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN | 100 | |||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
1. Tiền | 111 | |||
2. Các khoản tương đương tiền | 112 | |||
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) | 122 | (…) | (…) | |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 123 | |||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 130 | |||
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn | 132 | |||
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn | 133 | |||
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 134 | |||
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn | 135 | |||
6. Phải thu ngắn hạn khác | 136 | |||
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) | 137 | |||
8. Tài sản thiếu chờ xử lý | 139 | |||
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 149 | (…) | (…) | |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 150 | |||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 151 | |||
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 152 | |||
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 153 | |||
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 154 | |||
5. Tài sản ngắn hạn khác | 155 | |||
B – TÀI SẢN DÀI HẠN | 200 | |||
I. Các khoản phải thu dài hạn | 210 | |||
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | 211 | |||
2. Trả trước cho người bán dài hạn | 212 | |||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 213 | |||
4. Phải thu nội bộ dài hạn | 214 | |||
5. Phải thu về cho vay dài hạn | 215 | |||
6. Phải thu dài hạn khác | 216 | |||
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) | 219 | (…) | (…) | |
II. Tài sản cố định | 220 | |||
1. Tài sản cố định hữu hình | 221 | |||
– Nguyên giá | 222 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 223 | (…) | (…) | |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 224 | |||
– Nguyên giá | 225 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 226 | (…) | (…) | |
3. Tài sản cố định vô hình | 227 | |||
– Nguyên giá | 228 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 229 | (…) | (…) | |
III. Bất động sản đầu tư | 230 | |||
– Nguyên giá | 231 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 232 | |||
(…) | (…) | |||
IV. Tài sản dở dang dài hạn 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
240241
242 |
|||
V. Đầu tư tài chính dài hạn | 250 | |||
1. Đầu tư vào công ty con | 251 | |||
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết | 252 | |||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) | 253254 | |||
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 255 | (…) | (…) | |
VI. Tài sản dài hạn khác | 260 | |||
1. Chi phí trả trước dài hạn | 261 | |||
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 262 | |||
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn | 263 | |||
4. Tài sản dài hạn khác | 268 | |||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) | 270 | |||
C – NỢ PHẢI TRẢ | 300 | |||
I. Nợ ngắn hạn | 310 | |||
1. Phải trả người bán ngắn hạn | 311 | |||
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn | 312 | |||
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 313 | |||
4. Phải trả người lao động | 314 | |||
5. Chi phí phải trả ngắn hạn | 315 | |||
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn | 316 | |||
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 317 | |||
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn | 318 | |||
9. Phải trả ngắn hạn khác | 319 | |||
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn | 320 | |||
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn | 321 | |||
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 322 | |||
13. Quỹ bình ổn giá | 323 | |||
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 324 | |||
II. Nợ dài hạn | 330 | |||
1. Phải trả người bán dài hạn | 331 | |||
2. Người mua trả tiền trước dài hạn | 332 | |||
3. Chi phí phải trả dài hạn | 333 | |||
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh | 334 | |||
5. Phải trả nội bộ dài hạn | 335 | |||
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 336 | |||
7. Phải trả dài hạn khác | 337 | |||
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 338 | |||
9. Trái phiếu chuyển đổi | 339 | |||
10. Cổ phiếu ưu đãi | 340 | |||
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả | 341 | |||
12. Dự phòng phải trả dài hạn | 342 | |||
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ | 343 | |||
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU | 400 | |||
I. Vốn chủ sở hữu | 410 | |||
1. Vốn góp của chủ sở hữu– Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
– Cổ phiếu ưu đãi |
411411a
411b |
|||
2. Thặng dư vốn cổ phần | 412 | |||
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu | 413 | |||
4. Vốn khác của chủ sở hữu | 414 | |||
5. Cổ phiếu quỹ (*) | 415 | (…) | (…) | |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 416 | |||
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái | 417 | |||
8. Quỹ đầu tư phát triển | 418 | |||
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp | 419 | |||
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 420 | |||
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối– LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
– LNST chưa phân phối kỳ này |
421421a
421b |
|||
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB | 422 | |||
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác | 430 | |||
1. Nguồn kinh phí | 431 | |||
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 432 | |||
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) | 440 |
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên)– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán |
(Ký, họ tên) | (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Tải mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất
Tải mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 mới nhất hiện nay. Vui lòng nhấn Download để tải mẫu bảng cân đối kế toán.
Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200, mẫu B01-DN được dùng rất nhiều trong kế toán công ty. Tham khảo và tải mẫu bảng cân đối kế toán về sử dụng nhé.