Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư khá hấp dẫn với mức sinh lời tương đối cao. Thế nhưng, trái phiếu doanh nghiệp là gì? lợi ích và rủi ro ra sao luôn được các nhà đầu tư mới băn khoăn. Nhiều nhà đầu tư còn cân nhắc giữa phương thức đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu chính phủ. Hay hiểu nhầm trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu chính phủ.
Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin mời quý nhà đầu tư dành 1 chút thời gian cùng chúng tôi phân tích những lợi ích nhận được khi mua 2 loại trái phiếu này qua bài viết dưới đây!
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại và lợi ích
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu do một doanh nghiệp phát hành dưới hình thức ghi nợ. Điều này có nghĩa, đến thời hạn, doanh nghiệp đó phải có nghĩa vụ thanh toán trả cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư (bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn). Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản rằng trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu là do các doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Vì vậy mà khi nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp nào đó, họ sẽ trở thành con nợ của bạn.
Trong đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 163). Hoặc là cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu.
Về đối tượng mua bán trái phiếu doanh nghiệp, xét theo Điều 8 Nghị định này cho phép cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam lẫn nước ngoài đều được mua trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư phải chịu mọi trách nhiệm về quyết định đầu tư, cũng như đánh giá tốt các mức độ rủi ro khi đầu tư.
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp. Đó là trái phiếu niêm yết và trái phiếu OTC.
- Trái phiếu niêm yết thì được đăng ký đầy đủ và phát hành rộng rãi trên các sàn giao dịch như HNX hoặc HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch, nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Sở giao dịch Chứng khoán.
- Trái phiếu OTC là trái phiếu phi tập trung và giao dịch trên thị trường OTC. Mọi giao dịch không bị ràng buộc bởi một cơ quan hay chính sách pháp lý nào. Tất cả dựa trên thỏa thuận riêng giữa các nhà đầu tư khi mua bán trái phiếu.
Vì sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu?
- Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn nhanh trong thời gian ngắn, phù hợp với nhu cầu xoay vòng vốn hơn so với việc đi vay ngân hàng lãi suất cao và tốn nhiều thời gian xét duyệt
- Các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu đã có thể giải ngân ngay lập tức để trả lợi cho phía nhà đầu tư. Thay vì phải trả từng đợt theo tháng theo năm cố định như vay tiền ngân hàng.
- Tùy theo việc phát hành trái phiếu có thời hạn dài hay ngắn mà doanh nghiệp có thể tự chủ trong thời gian trả lãi suất phù hợp khả năng kinh tế hiện tại.
Trái phiếu là hình thức huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
Điều kiện và đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Điều 6, Nghị Định 163 năm 2018 quy định một số vấn đề liên quan đến đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có thời gian hoạt động chính thức tối thiểu 1 năm.
- Có bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của 1 năm liền kề trước năm phát hành trái phiếu phải có lãi
- Báo cáo tài chính đã thông qua và được các bộ phận kiểm toán chấp nhận toàn phần.
- Đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Đồng thời cam kết đảm bảo mọi an toàn đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đề ra phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền. Thì phải đảm bảo được tỷ lệ tham gia của phía bên nước ngoài trong doanh nghiệp. Và các đợt phát hành 2 loại trái phiếu này phải cách nhau ít nhất 06 tháng
Hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- Trái phiếu doanh nghiệp có thể được phát hành dưới nhiều hình thức như bút toán ghi sổ, chứng chỉ, dữ liệu điện tử.
- Hình thức trái phiếu phát hành theo từng đợt sẽ được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
Kỳ hạn trái phiếu
Được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành dựa trên các đợt phát hành tùy thuộc vào tình hình thị trường tài chính và nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Khối lượng trái phiếu phát hành
Được quyết định bởi doanh nghiệp phát hành dựa trên các đợt phát hành tùy thuộc vào khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn của thị trường trong từng giai đoạn.
Đồng tiền thanh toán và phát hành trái phiếu
- Đồng tiền phát hành trái phiếu trong nước là Việt Nam đồng.
- Đồng tiền phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế căn cứ vào quy định tại thị trường đó.
- Đồng tiền thanh toán cùng loại với đồng tiền phát hành.
Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp
- Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng.
- Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp được phát hành tại thị trường nước ngoài căn cứ theo quy định của thị trường đó.
Lãi suất danh nghĩa
- Phương thức xác định lãi suất danh nghĩa bao gồm: Lãi suất thả nổi, lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu, lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi.
- Nếu lãi suất danh nghĩa xác định theo lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phát hành cần nêu rõ cơ sở tham chiếu để thông báo đến các nhà đầu tư mua trái phiếu, đồng thời xác định lãi suất danh nghĩa tại thời điểm phát hành.
- Lãi suất danh nghĩa theo từng đợt phát hành trái phiếu được xác định căn cứ trên khả năng thanh khoản nợ và tình hình tài chính.
- Bên cạnh việc tuân thủ quy định về lãi suất trái phiếu tại Nghị định này, tổ chức phát hành còn phải theo sát quy định lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Loại hình trái phiếu doanh nghiệp
- Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu không có bảo đảm hoặc trái phiếu có bảo đảm; trái phiếu không kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền.
- Trái phiếu không chuyển đổi: Là loại trái phiếu không có bảo đảm hoặc trái phiếu có bảo đảm; trái phiếu không kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền.
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư (không kể các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành, ngoại trừ trường hợp theo quy định thừa kế của pháp luật hoặc quyết định của tòa án. Sau thời hạn này, mọi hoạt động trái phiếu doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng nhà đầu tư, ngoại trừ trường hợp có quyết định khác của doanh nghiệp phát hành.
Phương thức thanh toán trái phiếu doanh nghiệp
Phương thức thanh toán trái phiếu công ty bao gồm gốc và lãi được công bố bởi doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư dựa trên thông lệ thị trường và nhu cầu sử dụng vốn trước khi phát hành trái phiếu.
Quyền lợi chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp
Ngoài các đặc điểm trên, Điều 9 Nghị định 163 còn quy định quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu doanh nghiệp đó là:
- Nhận trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, được thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc với đầy đủ lãi suất. Đảm bảo thực hiện đúng các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành.
- Có quyền dùng trái phiếu doanh nghiệp để chiết khấu, chuyển nhượng, cho/ tặng, thừa kế, và sử dụng trái phiếu như 1 tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại đúng theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Khi lựa chọn đổ vốn, rót tiền vào mua trái phiếu doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ nhận về các lợi ích thực tế sau:
- Thu về khoản tiền lãi cao hơn khi tiết kiệm ở ngân hàng
- Mức rủi ro thấp hơn khi nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu
- Trong thời gian đầu tư, hai bên có thể trao đổi, thống nhất với nhau về mức lãi suất thực tế nhận về.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng lãi suất định kỳ rót vốn hay mua thêm trái phiếu để “lời sinh lời”
Trái phiếu chính phủ là gì? Đặc điểm, phân loại và lợi ích
Trái phiếu chính phủ, công trái hay công khố phiếu là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng đồng tiền nước đó hoặc bằng ngoại tệ (tiếng Anh gọi là sovereign bond) – Theo Wikipedia
Thông thường, khi đến thời hạn thì nhà nước cũng sẽ thanh toán khoản lãi và hoàn lại số tiền gốc ban đầu cho nhà đầu tư.
Phân loại trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ được chia làm 2 nhóm chính là trái phiếu đầu tư và trái phiếu kho bạc. Trong đó:
- Trái phiếu đầu tư thì được tung ra trên thị trường giao dịch tập trung hoặc đại lý phát hành. Để sở hữu loại trái phiếu này, nhà đầu tư phải tham gia hình thức đấu thầu.
- Trái phiếu kho bạc lại được phát hành khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt tạm thời và cần xoay vốn đầu tư. Bởi vậy, các loại trái phiếu này thường có lãi suất khá cao, kỳ hạn ngắn và không có rủi ro tín dụng. Đa phần, các ngân hàng thương mại, trung gian tài chính hay công ty rất bị thu hút và xuống tiền thu mua trái phiếu kho bạc.
Lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ
Lợi ích mang đến cho nhà đầu tư khi mua trái phiếu chính phủ:
- Mức độ an toàn, hạn chế rủi ro tài chính và bảo toàn 100% nguồn vốn ban đầu do được Nhà nước bảo lãnh.
- Nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua trái phiếu chính phủ
- Nhận lãi suất đầu tư cao hơn với hình thức gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng
- Trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản nhanh nên rất dễ thế chấp hoặc bán lại cho các nhà đầu tư khác
- Nếu thị trường chứng khoán hay bất động sản sụt giảm thì giá trị trái phiếu chính phủ sẽ tăng lên.
So sánh trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Điểm giống nhau
Qua những phân tích, nhìn nhận trên, có thể nhận ra những điểm giống nhau giữa 2 loại trái phiếu này chính là:
- Đều là chứng chỉ, giấy tờ ghi nợ. Hiểu đơn giản là nhà đầu tư trở thành chủ nợ khi sở hữu các loại trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ.
- Thu nhập nhà đầu tư nhận được dựa trên lãi suất định kỳ
- Thời gian ít nhất là 1 năm
- Nhận và thu về khoản tiền lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm qua ngân hàng
- Khả năng thanh khoản tốt, có thể mua đi, bán lại hoặc chuyển nhượng cho người nào đó.
Điểm khác nhau
Để phân biệt rõ hơn giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, mời các nhà đầu tư quan sát và theo dõi qua bảng phân tích chi tiết sau:
Sự khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Loại trái phiếu | Trái phiếu chính phủ | Trái phiếu doanh nghiệp |
Đơn vị phát hành | Nhà nước | Do doanh nghiệp |
Mục đích | Phục vụ cho các hoạt động công và bù đắp thâm hụt ngân sách tạm thời | Phát triển mở rộng kinh doanh và giải quyết vấn đề tài chính |
Lãi suất | Duy trì ở mức cố định | Tùy vào doanh nghiệp phát hành |
Kỳ hạn | Trung và dài hạn (5-30 năm) | Ngắn hạn (1-3 năm) |
Khả năng hoàn vốn | Cao – Gần như tuyệt đối | Tương đối |
Rủi ro | Thấp | Trung bình |
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu | Không | Có |
Phụ thuộc/Yếu tố ảnh hưởng | Tỷ giá hối đoái | Khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp |
Một vài lưu ý cần nhớ khi tham gia đầu tư trái phiếu
Thông thường đầu tư vào trái phiếu chính phủ rất hiếm khi có rủi ro xảy ra. Điều quan trọng cho nhà đầu tư là lựa chọn đúng thời điểm bất động sản hoặc chứng khoán tăng trưởng mạnh. Trong thời gian đầu tư cần theo dõi tình hình chính trị và thông tin tỷ giá tiền trong nước là được.
Với đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần quan tâm nhiều về mức độ uy tín cũng như các điều khoản mà đơn vị phát hành cung cấp. Đặc biệt, cân nhắc và lưu ý theo 4 bước sau đây:
- Bước 1: Lựa chọn thời điểm sốt nóng tham gia đầu tư, mua – bán trái phiếu. Một nhà đầu tư thông minh, sáng suốt là biết khoảng thời gian nào nên mua để thu lời và bán ra đề phòng rủi ro. Chính vì thế, hằng ngày, mỗi giờ, nhà đầu tư cần dành thời gian theo dõi biến động thị trường, từ chính trị cho đến hoạt động kinh tế, tài chính thay đổi như thế nào.
- Bước 2: Năng lực tài chính, tiềm lực phát triển và báo cáo hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thông qua những cách nhìn tổng quát này, nhà đầu tư sẽ hình dung sơ bộ về khả năng doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Qua đó hạn chế rủi ro cho vấn đề thanh khoản tương lai sau này.
- Bước 3: Cân bằng giữa rủi ro và lãi suất có thể nhận được. Cẩn trọng với các loại trái phiếu công ty có lãi cao ngất ngưởng vì rất có thể đó là “chiêu trò” để lừa nhà đầu tư xuống vốn.
- Bước 4: Cân nhắc thời hạn đầu tư các loại trái phiếu doanh nghiệp. Bạn dự định đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn?
Năng lực tài chính cũng là điểm mà nhà đầu tư cần lưu tâm
Ngoài ra, hiện nay có một vài đơn vị, doanh nghiệp lừa đảo, lợi dụng lòng tin của nhà đầu tư để chiếm hữu số tiền bán trái phiếu rồi biến mất. Để tránh tình trạng này, các chuyên gia về đầu tư khuyến khích các nhà đầu tư hãy tỉnh táo. Hoặc chọn đầu tư vào trái phiếu tập đoàn lớn như chúng tôi để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các nhà đầu tư tìm đáp án cho câu hỏi “Trái phiếu doanh nghiệp là gì?” và “mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?”. Hy vọng nhà đầu tư sẽ phân biệt được giữa các loại trái phiếu và lựa chọn “rót tiền” vào những đơn vị uy tín.