Trái phiếu ngân hàng là gì? Lãi suất ra sao? Liệu rằng khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng thì có gặp rủi ro không? Đó là những nghi vấn mà bất cứ ai khi nghiên cứu thị trường chứng khoán còn băn khoăn, lo ngại. Bài viết ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp các nhà đầu tư tìm hiểu chi tiết hơn. Mời quý vị cùng tham khảo!
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trước khi nghiên cứu trái phiếu ngân hàng là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm trái phiếu. Trái phiếu là loại chứng khoán do một đơn vị nào đó phát hành. Người sở hữu trái phiếu sẽ được nhận khoản thu nhập xác định trong khoảng thời gian cụ thể. Còn đơn vị phát hành phải có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay khi tới ngày đáo hạn.
Hay nói rõ hơn thì khi sở hữu trái phiếu trong tay thì nhà đầu tư sẽ trở thành chủ nợ của đơn vị phát hành. Dĩ nhiên khoản vay này có kỳ hạn. Trái phiếu đang được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn do tính ổn định và độ rủi ro thấp.
Hơn nữa, lãi suất trái phiếu không phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và mang về một khoản tiền cố định cho nhà đầu tư. Trong trường hợp đơn vị phát hành bị giải thể hay phá sản thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông nắm giữ cổ phần.
Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu mà ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn. Thông thường lãi suất trái phiếu ngân hàng sẽ được xác định trước. An toàn như khi gửi tiền tiết kiệm, hình thức mua trái phiếu ngân hàng mang lại cơ hội gia tăng thu nhập với lãi suất cao hơn.
Tổng hợp các ngân hàng đang phát hành trái phiếu
Bên cạnh các nhóm bất động sản, tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai chính là các trung gian tài chính – ngân hàng thương mại. Thực tế hiện nay có rất nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu thành công để huy động nguồn vốn dài hạn. Có thể kể đến những ngân hàng sau đây:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Để biết được nên đầu tư mua trái phiếu vào ngân hàng nào, các nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng như lãi suất trái phiếu, số lượng phát hành, kỳ hạn thanh toán,…
Top 3 loại trái phiếu ngân hàng phổ biến hiện nay
Hiện nay nhiều ngân hàng đã cải tiến hình thức phát hành bằng cách mở rộng nhóm đối tượng đầu tư. Không chỉ tiếp cận tới các nhà đầu tư chuyên nghiệp, giờ đây công chúng cũng có cơ hội mua và sở hữu trái phiếu riêng cho mình. Thực tế cho thấy, cách làm này giúp ngân hàng triệt để tận dụng và thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường. Đồng thời làm cho trái phiếu ngân hàng trở nên nhộn nhịp và sôi nổi hơn.
Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu top 3 loại trái phiếu ngân hàng tiềm năng dành cho các nhà đầu tư.
Trái phiếu ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam hay còn gọi tắt là Vietcombank. Với hơn 50 năm hoạt động, Vietcombank được biết đến là một trong những ngân hàng top đầu, uy tín và tốt nhất trên cả nước. Luôn đạt nhiêu chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như giá trị vốn hóa, mạng lưới, dịch vụ cung cấp, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, ngân hàng còn liên tục nhận về các giải thưởng cao quý khác trong, ngoài khu vực.
Với mục tiêu mang đến các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang mở ra muôn vàn cơ hội đầu tư hấp dẫn thông qua trái phiếu ngân hàng Vietcombank. Đây được coi là một giải pháp sinh lời hiệu quả mà bất cứ ai, nhà đầu tư nào cũng có thể áp dụng. Khi sở hữu trái phiếu ngân hàng Vietcombank, nhà đầu tư sẽ nhận rất nhiều đặc quyền và lợi ích như:
- Chỉ từ 100 triệu đồng trở lên là nhà đầu tư có thể mua trái phiếu của ngân hàng Vietcombank
- Mức lãi suất trái phiếu hấp dẫn, hạn chế tối đa rủi ro lạm phát.
- Thu nhập các nhà đầu tư nhận về luôn cao hơn tối thiểu 1%/năm so với mức gửi tiền tiết kiệm cá nhân có kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng khác như BIDV, Agribank, Techcombank, Vietinbank…
- Linh hoạt thời gian sở hữu trái phiếu: Sau 5 năm phát hành, Vietcombank có hỗ trợ nhà đầu tư bằng cách mua lại trái phiếu. Vì vậy, nếu thời hạn kéo dài tới 10 năm thì chỉ bước sang năm thứ 6 là trái phiếu ngân hàng mà nhà đầu tư sở hữu sẽ được đơn vị phát hành Vietcombank mua lại.
Trái phiếu ngân hàng Vietinbank
Vietinbank là một trong top 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Có vai trò quan trọng đối với hoạt động chung của ngành ngân hàng Việt Nam, Vietinbank luôn mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, trái phiếu ngân hàng Vietinbank cũng được không ít nhà đầu tư tìm hiểu bởi nhiều ưu điểm. Điển hình như:
- Tương tự như Vietcombank thi ngân hàng Vietinbank cũng áp dụng lãi suất trái phiếu thả nổi. Tuy nhiên lại thấp hơn 1 chút. Thông thường sẽ cao hơn 0,8%/năm so với lãi suất gửi tiền tiết kiệm các nhân kỳ hạn 12 tháng của BIDV, Agribank…
- Trong thời gian sở hữu trái phiếu ngân hàng Vietinbank, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, cho hoặc tặng cho người nào đó. Thậm chí sử dụng làm tài sản kế thừa, thế chấp hay cầm cố.
Trái phiếu ngân hàng Techcombank
Với 25 năm hoạt động trên thị trường, Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần uy tín hàng đầu Việt Nam. Sở hữu nền tảng tài chính vững chắc bởi các sản phẩm dịch vụ vượt trội, tốt và toàn diện được nhiều khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, ngân hàng cũng đã và đang phát hành trái phiếu ngân hàng Techcombank với những ưu điểm nổi bật như sau:
- An toàn và rủi ro thấp. Thực hiện chiến lược đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp lớn. Thậm chí có thể xâm lấn sang các ngân hàng uy tín khác để hạn chế rủi ro nhất khi đầu tư.
- Lãi suất hấp dẫn: Nếu nhà đầu tư sở hữu trái phiếu ngân hàng Techcombank thì thu nhập nhận về không khác gì gửi tiền tiết kiệm. Nhưng lại được hưởng lãi suất cao và hấp dẫn hơn. Trong khi các ngân hàng khác dao động mức lãi tiền gửi tiết kiệm từ 4,5 đến 7,9%/năm thì có thời điểm Techcombank đã phát hành trái phiếu lãi suất lên tới 8,5%/năm với thời hạn 2 năm (Số liệu năm 2014)
- Kỳ hạn đầu tư linh hoạt. Tại ngân hàng Techcombank, thời hạn đầu tư trái phiếu là 12 tháng. Trong thời gian đó, nhà đầu tư có thể chủ động tất toán linh hoạt hàng tháng mà không cần đăng ký trước.
Đầu tư trái phiếu ngân hàng dễ gặp rủi ro gì?
Cho dù trong lĩnh vực nào, nhà đầu tư cũng sẽ gặp phải những rủi ro nhất định. Trái phiếu ngân hàng cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi sở hữu trong tay trái phiếu ngân hàng.
Rủi ro lãi suất
Có một sự thật là lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ tương nghịch với nhau. Tức là khi lãi suất giảm thì trên thị trường, giá trái phiếu lại có xu hướng tăng lên. Ngược lại lãi suất mà tăng thì xu hướng chung là giá trái phiếu sẽ giảm.
Điều này cũng dễ hiểu vì đa phần các nhà đầu tư đều muốn nắm bắt và sở hữu trái phiếu trong tay để mong nhận về một nguồn lợi suất cao nhất có thể. Bởi vậy mà thị trường có xu hướng biến động khi cung và cầu trái phiếu không cân bằng. Cụ thể trái phiếu ngân hàng phát hành ra thị trường thì có hạn mà mong muốn mua, sở hữu trái phiếu ngân hàng lại quá cao, vượt mức số lượng cho phép.
Bên cạnh đó, lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng quyết định lợi tức nhà đầu tư nhận được. Với tình hình lãi suất ngân hàng giảm hàng loạt mạnh như hiện nay, lãi suất trái phiếu trở nên kém hấp dẫn nên nhà đầu tư thu lại mức lợi tức giảm tương đối nhiều.
Do đó, nhà đầu tư cân cân nhắc kỹ lưỡng về thời hạn trái phiếu và lãi suất để đảm bảo khoản đầu tư nhận lại được lợi tức cao.
Rủi ro tái đầu tư
Sở hữu trong tay trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư có khả năng gặp vấn đề rủi ro tái đầu tư. Tức là nếu sử dụng khoản tiền nhận được để tiếp tục đầu tư thì mức lợi suất thu về còn thấp hơn so với các hình thức khác trước đây.
Rủi ro này biểu hiện rõ nhất khi lãi suất giảm đồng thời với việc ngân hàng phát hành tiến hành mua lại các trái phiếu này. Điều này khiến các chủ sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc cao hơn một ít so với mệnh giá gốc. Không những thế, các nhà đầu tư không thể tái đầu tư lại với mức tỷ lệ tương đương.
Chẳng hạn, khi trái chủ mua trái phiếu 2 tỷ đồng với thời hạn 2 năm, mức lãi suất 6%. Tuy nhiên, khi hết năm đầu tiên, ngân hàng phát hành đã tiến hành mua lại trái phiếu, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ không hưởng được lãi suất 6% như ban đầu.
Các trái chủ có thể gửi ngân hàng số tiền này nhưng mức lãi suất chỉ ở mức 4%. Đây chính là sự thiếu hụt khoản tiền không nhỏ bị ảnh hưởng trong thời gian đầu tư trái phiếu.
Nói đơn giản hơn, lãi suất thực sự nhà đầu tư nhận được phải căn cứ vào tình hình lạm phát năm đó. Nếu trái phiếu được mua với mức lãi suất 4% nhưng lạm phát xảy ra đến 6% thì mức lãi suất thực nhận chỉ là -2%. Tuy nhiên, những rủi ro này không xảy ra thường xuyên do chính phủ thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát ở mức 2-3%.
Để hạn chế rủi ro này, các nhà đầu tư nên lựa chọn và mua những loại trái phiếu không thể thu hồi lại. Nếu có thể, hãy lựa thời điểm khác nhau và trao đổi trái phiếu với người khác đề phòng trái phiếu ngân hàng bị thu hồi cùng một lúc.
Rủi ro xếp hạng
Khi đơn vị xếp hạng tín dụng thấp và gặp những vấn đề đáng ngại về khả năng kinh doanh cũng như trả nợ thì có thể sẽ bị gây sức ép về lãi suất. Chính điều này làm ảnh hưởng, tác động xấu tới số lượng trái phiếu đang được phát hành và nắm giữ. Vì đa phần trong trường hợp này rất khó bán ra hay trao đổi giao dịch trái phiếu với các nhà đầu tư khác.
Rủi ro lạm phát
Một nhà đầu tư mua trái phiếu thì chắc chắn nhận được một mức lợi suất trong thời gian nắm giữ.Tuy nhiên, nếu thị trường xảy ra lạm phát, đồng tiền bị trượt giá, kéo theo các chi phí sinh hoạt cũng tăng lên. Đồng nghĩa với đó là khả năng mua trái phiếu của nhà đầu tư sẽ giảm. Có trường hợp còn thu về mức lợi suất âm.
Ví dụ như ban đầu nhà đầu tư mua trái phiếu với mức lợi suất 3%. Nhưng do lạm phát tăng lên 4% thì phần lợi suất nhà đầu tư nhận về thực tế chỉ còn là -1%.
Rủi ro tín dụng
Khi mua trái phiếu cái mà nhà đầu tư đang thực sự trông đợi chính là sở hữu một giấy tờ chứng nhận nợ. Hiểu đơn giản hơn, đơn vị phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi suất trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, trái phiếu ngân hàng không được đảm bảo 100% như các loại tín dụng của chính phủ. Tất cả phụ thuộc vào năng lực mà ngân hàng phát hành trái phiếu.
Rủi ro thanh khoản
Sau lãi suất, vấn đề thanh khoản được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dĩ nhiên, trái phiếu ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro liên quan đến điều này. Thị trường giao dịch trái phiếu ngân hàng không sẵn sàng như trái phiếu chính phủ. Vì thế, có khi nhà đầu tư rất khó trao đổi mua bán với những người khác. Vậy nên tính thanh khoản khá là chậm mặc dù nhanh hơn so với cổ phiếu.
Hướng dẫn cách mua trái phiếu ngân hàng
Để đầu tư trái phiếu ngân hàng thuận lợi, bạn cần theo dõi và cập nhật thường xuyên các thông tin về đợt phát hành trái phiếu trên website ngân hàng phát hành. Tham khảo ngay một số hướng dẫn mua trái phiếu ngân hàng dưới đây:
Điều kiện mua trái phiếu ngân hàng
- Sở hữu tài khoản thanh toán tại một ngân hàng bất kỳ, tốt nhất là mở tài khoản tại ngân hàng mua trái phiếu.
Sở hữu tài khoản lưu ký tại một hoặc nhiều công ty chứng khoán. - Mỗi ngân hàng sẽ có những đợt phát hành trái phiếu theo từng quy định riêng. Một số ngân hàng lớn chỉ phát hành trái phiếu cho các khách hàng lớn của đơn vị hoặc các doanh nghiệp.
- Tài khoản ngân hàng có số dư lớn hơn hoặc bằng 1 trái phiếu của ngân hàng đó.
Trái phiếu ngân hàng mua ở đâu?
- Mua trái phiếu ngân hàng trực tiếp tại chi nhánh giao dịch bất kỳ của ngân hàng phát hành.
- Đăng ký mua tại các công ty môi giới chứng khoán do một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
Hướng dẫn thủ tục mua trái phiếu
Thủ tục mua trái phiếu tương đối đơn giản. Nhà đầu tư chỉ cần mang đầy đủ chứng từ, tiền vốn. Sau đó, các nhân viên ngân hàng hoặc trung gian môi giới sẽ hướng dẫn bạn thực hiện đầy đủ các hồ sơ.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu có).
- CMND bản gốc và bản photo.
- Văn bản chứng nhận mục đích mua trái phiếu.
- Đơn đăng ký mua trái phiếu theo mẫu của ngân hàng phát hành.
Có nên đầu tư vào trái phiếu ngân hàng vào thời điểm này?
Tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn biến động phức tạp và số ca nhiễm liên tục tăng nhanh trên địa bàn Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Từ đây, có thể thấy nền kinh tế khó có cơ hội phục hồi tốt nên đầu tư trái phiếu ngân hàng được xem là kênh đầu tư an toàn, rủi ro thấp cho đồng tiền nhàn rỗi. Đặc biệt, với những nhà đầu tư mới, chưa nắm rõ và thành thạo sự biến động thị trường, không muốn mạo hiểm trong đầu tư thì việc tìm mua trái phiếu ngân hàng lúc này khá hợp lý.
Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu ngân hàng khá thấp nên nhà đầu tư nào muốn đạt lãi suất cao có thể chọn đầu tư sang trái phiếu doanh nghiệp.
Trên đây, chúng tôi đã làm rõ cho khái niệm trái phiếu ngân hàng là gì. Đồng thời chỉ ra những rủi ro có thể gặp phải khi sở hữu loại trái phiếu này. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.